Thứ Tư, 18 tháng 8, 2021

thumbnail

Bóc vỏ lụa trong chế biến hạt điều - Bóc vỏ lụa cơ giới (Bóc vỏ lụa bằng máy)

Bóc vỏ lụa là một trong những khâu quan trọng nhất trong quá trình chế biến hạt điều. Bóc vỏ lụa là công đoạn yêu cầu về kỹ thuật cao nhằm thu được lượng nhân đạt hiệu quả cao nhất.

Nhân điều sau khi tách vỏ cứng bên ngoài thì vẫn còn một lớp vỏ lụa mỏng màu nâu bao bọc quanh nhân bên ngoài. Để thu được nhân trắng sạch vỏ lụa và lớp vỏ lụa bên ngoài riêng cần phải trải qua quá trình bóc vỏ lụa (lột vỏ lụa). 

Yêu cầu kỹ thuật

Nhân điều (còn vỏ lụa) sau khi đã sấy đạt yêu cầu sẽ được chuyển qua bộ phận bóc vỏ lụa để lột vỏ lụa và lấy nhân. Quá trình bóc vỏ lụa được xem là đạt yêu cầu khi đảm bảo các tiêu chí sau:

- Nhân điều phải sạch lớp vỏ lụa, trên bề mặt nhân không được sót vỏ lụa.

- Nhân điều phải nguyên vẹn, không được bể vỡ và cạo gọt nhân vượt quá mức cho phép.

Các phương pháp bóc vỏ lụa

Có hai phương pháp bóc vỏ lụa phổ biến hiện nay là bóc vỏ lụa thủ công và bóc vỏ lụa bằng máy

Bóc vỏ lụa cơ giới (Bóc vỏ lụa bằng máy)

Bóc vỏ lụa cơ giới sử dụng máy bóc lụa với cơ chế hoạt động dựa trên chà sát cơ học hay dùng khí ép, tạo lực để lớp vỏ lụa tróc ra khỏi nhân hạt điều. Trước kia, hệ thống máy bóc lụa cơ giới chủ yếu là công nghệ được sản xuất từ nước ngoài với chi phí đầu tư rất lớn nhưng hiệu quả bóc lụa vẫn tương đối thấp, tỷ lệ vỡ lại cao nên ít phổ biến. Từ những năm 2009, hệ thống máy bóc lụa tự động được đầu tư nghiên cứu và dần hoàn thiện tại Việt Nam, tạo ra những ưu thế vượt trội cho ngành công nghiệp chế biến hạt điều nước ta. 



Kỹ thuật bóc

Đối với máy bóc vỏ lụa tự động, mỗi đầu máy chỉ cần một công nhân đứng máy điều chỉnh. Hạt điều nhân sau khi sấy được đưa vào gàu chứa, sau đó băng tải sẽ tự động đưa hạt điều nhân qua hệ thống bóc lụa từ động, kết quả đầu ra cho những hạt điều đã được thổi sạch vỏ lụa, phần vỏ lụa được thổi riêng ở một phễu ra khác.

Ưu điểm của bóc lụa bằng máy

- Năng suất vượt trội với công suất xử lý từ 250 đến 350 kg hạt điều mỗi giờ, vì vậy dễ dàng đầu tư mở rộng sản xuất và ít phụ thuộc vào lao động của con người.

- Kiểm soát được chất lượng đầu ra với tỷ lệ thu hồi nhân cao (80-95%), tỷ lệ bể chỉ từ 4 đến 8%

- Các máy bóc lụa tự động đã được nghiên cứu và sản xuất trong nước nên chủ động về công nghệ sản xuất, chi phí đầu tư cạnh tranh hơn nhiều so với việc nhập khẩu thiết bị.

Nhược điểm của bóc lụa bằng máy

- Bóc lụa bằng máy tuy có nhiều ưu điểm nhưng có nhược điểm lớn nhất là tỷ lệ thu hồi nhân vẫn chưa được hoàn toàn, vẫn còn một phần nhân sót lụa bắt buộc phải sử dụng phương pháp bóc lụa thủ công.

- Kỹ thuật sản xuất đòi hỏi người công nhân chỉnh máy phải linh động điều chỉnh theo từng mẻ điều để đạt hiệu quả tối ưu nhất.

- Chi phí đầu tư ban đầu cho hệ thống bóc lụa bằng máy tương đối lớn.

Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp trong ngành điều Việt Nam đều sử dụng công nghệ bóc lụa bằng máy và kết hợp bóc lụa thủ công để xử lý những phần nhân còn sót lụa.

Xem thêm: Bóc vỏ lụa trong chế biến hạt điều – Bóc vỏ lụa thủ công (Bóc tay)

Xem thêm: Xử lý hạt điều bằng công nghệ rang – Rang hạt điều trong dầu vỏ điều (chao dầu)

Sâu hại điều – Bọ xít muỗi (Helopeltis sp., Rhynchola, Miridae)

Những phần chính yếu của ISO 6477-1988

Hạt điều Pagacas – Quá trình phát triển và Nguyên liệu Phương án khắc phục và giải quyết khó khăn của ngành điều Việt Nam giai đoạn những năm 2000 Xử lý hạt điều bằng công nghệ rang – Rang trực tiếp đơn giản Ứng dụng của nhân điều

Chăm sóc cây điều: làm cỏ, tủ gốc, tưới tiêu, trồng xen

Sàng cỡ (Phân cỡ) hạt điều là gì?

Trồng cây điều: Tính khoảng cách trồng (cự ly trồng) Nội dung của hệ thống QLCLTD trong sản xuất hạt điều

Thu Hoạch Và Sơ Chế Hạt Điều

Công Dụng Của Quả Điều

Bóc Vỏ Lụa Trong Chế Biến Hạt Điều - Bóc Vỏ Lụa Cơ Giới (Bóc Vỏ Lụa Bằng Máy)

Xirô Trái Điều

Yêu Cầu Điều Kiện Khí Hậu Và Dinh Dưỡng Của Cây Điều

Subscribe by Email

Follow Updates Articles from This Blog via Email

No Comments