Lá điều
Lá điều tuy ít được nhắc đến nhưng có nhiều ứng dụng rất hữu ích trong cuộc sống hàng ngày. Lá điều có một số công dụng sau:
- Làm thực phẩm: lá điều non thường được người dân làm rau sống. Lá điều non có vị chát nhẹ, thơm bùi gần giống lá sung nên thường được sử dụng làm rau sống hoặc có thể ăn kèm với các món như thịt rắn xúc lá điều, thịt chuột xúc lá điều, tép riêu chẩy xúc lá điều,…, những món ăn dân dã rất quen thuộc với người dân Nam Bộ.
- Làm thuốc: Theo nghiên cứu của Sokeng, lá điều có tác dụng hạ đường huyết và đã được ghi nhận kết quả khả quan. Trong lá điều có chứa nhiều thành phần như tanin, carbohydrate, saponin, flavonoid và alkaloid có tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn và giúp kiểm soát tiểu đường. Ngoài ra, nhờ khả năng cải thiện hoạt động của mô tuy thông qua việc giảm hấp thu glucose ở ruột và tăng sản sinh insulin đã cho thấy tác dụng của lá điều trong việc ngăn ngừa tăng đường huyết. Ngoài ra, chiết xuất từ lá điều còn có tác dụng giảm nguy cơ dẫn đến các biến chứng của người bệnh tiểu đường.
- Tận dụng làm phân bón: lá điều hiện nay đa số được tận dụng ủ thành phân tự nhiên sau khi rụng khỏi cành, từ đó bổ sung chất dinh dưỡng cho chính cây điều.
Rễ, vỏ thân cây và nhựa thân cây điều
- Rễ cây điều: Ở Ấn Độ, rễ cây điều được sử dụng để làm thuốc xổ nhằm điều trị táo bón.
- Vỏ thân cây điều: bên ngoài thân cây điều được bao bọc bởi một lớp vỏ xù xì và cứng, lớp vỏ này có chứa 4,7% chất chát nên được ứng dụng trong việc điều chế thuốc nhuộm vải, chế thuốc thuộc da và sản xuất mực in.
- Nhựa thân cây điều: Cây điều già sau nhiều năm phát triển sẽ thường tiết ra một chất nhựa có đặc tính sát trùng. Loại nhựa này có tính kết dính cao nên được sử dụng để sản xuất các loại keo dán, vecni đánh bóng trong ngành gỗ,…
Nguồn: Quả điều, rễ, thân, lá, nhựa và vỏ thân điều
Xem thêm:
Hàm Lượng Dinh Dưỡng Của Quả Điều
Công Dụng Của Quả ĐiềuSubscribe by Email
Follow Updates Articles from This Blog via Email
No Comments